Tin Mới Nhất

Tin Tức

Sức khỏe

Nhãn

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Bài thuốc trị tê tay chân theo dân gian hiệu quả nhanh chóng

Theo Đông y, chứng tê bì chân tay còn được gọi là Ma mộc. Hiện tượng này có thể xuất hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau và gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Trong dân gian, chúng ta có một số bài thuốc trị tê tay chân khá hiệu quả.

Nếu giải thích theo quan điểm của Đông y, tê bì chân tay do khí huyết không thông mà ra. Khi gặp phong, hàn, thấp, nhiệt (thời tiết thay đổi), những người có thể trạng yếu hoặc người đang bị suy nhược rất dễ bị ứ trệ, tắc nghẽn khí huyết. Vì vậy, chỉ cần làm cho khí huyết được lưu thông, ắt sẽ hết bệnh.

Xem thêm :>> massage vai cổ gáy

CÁC BÀI THUỐC TRỊ TÊ TAY CHÂN THEO DÂN GIAN

ĐẮP NGẢI CỨU TRẮNG

Ngải cứu trắng có tính nóng ấm, vị cay, thường được dân gian sử dụng làm thuốc điều kinh, chữa đau bụng kinh, an thai, lưu thông khí huyết. Nếu muốn khỏi tê chân tay, thực hiện như sau:

  • Rửa sạch ngải cứu trắng, cho vào một cái nồi hoặc chậu nhỏ.
  • Thêm vào nồi 1 ít muối trắng rồi đổ nước sôi cho ngập ngải cứu.
  • Đợi cho ngải cứu tái và mềm là dùng được.

Xem thêm :>> massage body đá muối

Đắp ngải cứu trắng - bài thuốc trị tê tay chân dễ tìm kiếm và sử dụng

Đắp ngải cứu trắng – bài thuốc trị tê tay chân dễ tìm kiếm và sử dụng

Ngải cứu trắng này được dùng để đắp lên các khớp khi có biểu hiện sưng tấy, tê mỏi. Cần đắp khi ngải cứu còn ấm nóng, nhiệt của nước nóng cùng với tính nóng của ngải cứu sẽ làm vết sưng tấy tan bớt, mạch máu được giãn nở giúp máu lưu thông. Có thể dùng bài thuốc này mỗi ngày mà không lo tác dụng phụ.

SẮC CỎ TRINH NỮ

Cỏ trinh nữ, hay còn gọi là cây xấu hổ, thuộc họ trinh nữ (cần phân biệt cỏ trinh nữ với trinh nữ hoàng cung). Loại cỏ này tính hơi hàn, vị ngọt, được dùng để làm dịu các cơn đau, hạ áp, chữa thấp khớp. Cỏ trinh nữ có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô để dùng dần. Cách sắc cỏ trinh nữ làm thuốc chữa tê bì chân tay:

  • Thái mỏng từ 20 – 30g rễ trinh nữ, tẩm rượu cho thơm.
  • Sắc số rễ trinh nữ vừa rồi với 400 ml dưới lửa nhỏ cho đến khi sệt lại còn 100 ml.

Chia số thuốc vừa sắc làm 2 lần, uống trong vòng 1 ngày.

NƯỚC GỪNG NGÂM MUỐI

Đây là bài thuốc chữa tê nhức chân tay thường gặp nhất. Vào mùa đông, chân tay bị phát cước (chân tay sưng phồng do trời quá lạnh), dùng cách này cũng có thể cải thiện tình hình rất tốt.

  • Gừng thái lát hoặc đập dập, băm nhỏ cho vào một cái thau nhỏ.
  • Cho thêm vào thau một thìa muối hạt và nước ấm nóng khoảng 50 độ C. Không nên ngâm chân trong nước quá nóng vì có thể làm tổn thương các tế bào ở chân. Cũng không nên ngâm nước quá lạnh sẽ không hiệu quả.

Hàng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân trong nước gừng và muối trong 30 phút cho đến khi nước chỉ còn hơi ấm. Đây không chỉ là một bài thuốc trị tê tay chân mà còn mang lại cho chủ thể một giấc ngủ trọn vẹn.

 

Xem thêm :>> xông đá muối

MÓN ĂN CHỮA TÊ BÌ CHÂN TAY ĐƠN GIẢN DỄ LÀM

CHÁO ĐẬU XANH VÀ MƯỚP

Mướp có vị ngọt, không độc, tính bình. Đậu xanh tính mát, thành phần dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Dùng kết hợp 2 nguyên liệu này có thể tạo ra một món ăn giàu dinh dưỡng và có lợi cho khí huyết.

  • Dùng 50g đậu xanh nguyên vỏ lụa, 100g gạo nếp vo qua cho hết bụi bẩn, rồi ninh nhừ dưới lửa nhỏ.
  • Khi đậu xanh và gạo đã nhừ, cho 50g mướp đã gọt vỏ, rửa sạch vào đun cho đến khi sôi lại thì tắt bếp, nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Nên dùng khi cháo còn nóng sẽ dễ ăn hơn.

CHÁO ĐẬU ĐỎ GỪNG TƯƠI

Đậu đỏ vị ngọt chua, không độc, tính bình. Trong dân gian, người ta thường xuyên dùng đậu đỏ làm bài thuốc chữa nôn mửa, tê nhức chân tay, thanh nhiệt tiêu độc. Gừng lại có tính ấm nóng, giúp tiêu tan các vết tích tụ máu, sưng tấy.

 
  • Dùng khoảng 3g lá bạc hà rửa sạch, đun qua để lấy nước (chỉ  cần dưới 100 ml).
  • Ninh 50g gạo tẻ với 3 lát gừng. Khi gạo chín, cho thêm đường đỏ và khuấy tan. Cuối cùng đổ nước bạc hà đun lúc đầu vào, đun đến khi sôi lại. Món này dùng làm thuốc chữa tê tay rất tốt, đặc biệt là vào những ngày gió lạnh.

Xem thêm :>> trị nhức mỏi tay chân

Chào đỏ gừng món ăn tri tê tay chân hiệu quả

Chào đỏ gừng món ăn tri tê tay chân hiệu quả

GÀ XƯƠNG ĐEN NẤU RƯỢU TRẮNG

  • Dùng 1 con gà xương đen khoảng 500g, bỏ nội tạng ninh cùng 500ml rượu trắng.
  • Khi đã thấy gà chín, thêm gia vị cho vừa miệng và ăn làm nhiều lần.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Cách xông hơi sau sinh

Các mẹ bỉm sữa sau khi sinh em bé muốn được phục hồi sức khỏe nên áp dụng cách xông hơi sau sinh với lá cây mà dân gian truyền lại hoặc sử dụng phương pháp xông hơi hiện đại. Với những phương thức này thể trạng và vóc dáng cũng như nhan sắc của chị em được cải thiện tích cực.

Thời gian sinh nở, ở cữ cơ thể người phụ nữ phải tổn hao rất nhiều sinh lực và sinh khí dẫn đến sức khỏe có một phần giảm sút, nhan sắc mấy ai được “trông mòn con mắt” như những người 1 con hay thửa con gái, thậm chí các mẹ bỉm sữa còn bị “phát tướng” thân hình. Với liệu pháp xông hơi với các loại lá cây được lưu truyền trong dân gian mà nỗi lo ngại của chị em được phục hồi nhanh chóng. Cùng tìm hiểu cách xông hơi sau sinh trong bài viết này.

 

Xem thêm :>> xông hơi đá muối

 

cac-cach-xong-hoi-sau-khi-sinh

Mẹ bỉm sữa lại vóc dáng sau sinh nhờ áp dụng liệu pháp xông hơi an toàn

Tại sao mẹ bỉm sữa cần thực hiện các cách xông hơi sau sinh

Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh bởi vậy việc tắm rửa sau sinh sẽ giúp cơ thể ấm hơn nhờ máu huyết được lưu thông. “Mang nặng đẻ đau” là sự vất vả và hy sinh lớn lao của tất cả các bà mẹ, không chỉ mất nhiều sức lực mà những yếu tố ảnh hưởng sức khỏe như sản dịch có thể gây nhiễm bẩn vùng kín, sữa và mồ hôi lưu lại trên da là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi khó chịu trên cơ thể.

Nhiều gia đình sau khi đón chào thành viên mới thường quan tâm đến em bé nhiều hơn mẹ, điều này là không nên bởi sau khi sinh cơ thể người phụ nữ hết sức mệt mỏi cần nhận được sự quan tâm về tinh thần và bổ sung dinh dưỡng chu đáo như vậy thể trang mới có thể nhanh chóng hồi phục và tâm lý thoải mái mới giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh.

Thêm một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là việc tắm gội, xông hơi sau khi sinh, các mẹ thường hay hỏi rằng: “Cần kiêng cữ bao nhiêu lâu thì được xông hơi? Cách xông hơi sau sinh đúng cách như thế nào để thân thể được sạch và không ảnh hưởng khi về già?”.

Xem thêm :>> xông hơi bằng lá cây

Xông hơi là việc làm hết sức cần thiết, các mẹ sinh mổ chỉ nên tắm sau 1 tuần khi vết mổ đã khép miệng. Theo bác sĩ Thanh Hà (khoa Phụ - Viện Y học cổ truyền) chia sẻ với như sau: “Xông hơi đúng cách sau sinh chính là cách trừ độc thông qua sự thoát hơi nước trên da, tẩy rửa và làm sạch cũng như bài trừ các độc tố trên cơ thể. Xông hơi làm giãn nở cơ bắp, loại trừ căng thẳng, mệt mỏi giúp thư thái tinh thần, thoải mái đầu óc. Đặc biệt đối với sản phụ xông hơi sau sinh giúp giảm đau nhức, cân bằng cơ thể và giảm cân hiệu quả.”

Cách xông hơi sau sinh truyền thống với lá cây

Cách xông hơi sau sinh truyền thống đó là xông hơi với lá cây, đun sôi là xông, xông để chất độc trong người toát ra  sau đó lấy nước xông ấy lau lại người vừa làm ấm cơ thể và vừa sạch sẽ.

Thời gian xông tốt nhất tầm 15h-16h chiều, nồi xông bao gồm các loại lá cây theo kinh nghiệm dân gian bao gồm: lá ổi, lá cây mâm xôi, lá gừng, hà thủ ô, lá vằng, lá tía tô….. cho vào nồi nấu cùng muối sôi 10-15 phút. Ngày con đầy tháng cũng là ngày mẹ áp dụng xông hơi cuối cùng, khi đó bổ sung thêm các loại lá khế chua, lá ổi có tính tẩy sạch da.

 

Xem thêm:>> xông hơi với sả

xong-hoi-sau-sinh-voi-la-cay

Xông hơi với các loại lá cây

Cách xông hơi sau sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không được các mẹ tín nhiệm nhờ công dụng xông hơi phục hồi vùng kín nhanh chóng. Thành phần quan trọng của lá trầu không là tinh dầu và đường. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm và các nguyên sinh động vật nên khả năng ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn từ bên ngoài vào vùng nhạy cảm của chị em, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, vùng kín trở nên khô ráo.

Sau khi sinh khoảng vài hôm các mẹ có thể xông lá trầu 2 ngày 1 lần, đun lá trầu không với muỗi xông và rửa vùng kín. Nước sôi đổ ra chậu và các mẹ ngồi cao lên chậu để hơi nước bốc lên vùng kín. Hơi nước lá trầu thấm sâu vào vùng kín giúp vùng kín sạch mùi hôi vì sản dịch sau sinh cũng như ngăn ngừa nấm, ngứa hiệu quả.

Xông, rửa vùng kín với lá trầu không còn giúp các vết khâu do rạch tầng sinh môn nhanh chóng được lành. Các mẹ bỉm sữa chỉ nên áp dụng cách xông hơi sau sinh này 2-3 lần trong 2 tháng đầu sau sinh để phát huy tác dụng tối đa, dùng liên tục hàng ngày sẽ khiến da bi khô.

Cách xông hơi sau sinh an toàn với phòng xông hơi hiện đại

xong-hoi-sau-sinh

Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình xông hơi hiện đại bằng cách sử dụng máy xông hơi kết hợp phòng xông hơi hỗ trợ các mẹ bỉm sữa phục hồi sức khỏe và tăng cường thể lực hiệu quả hơn và tiện ích hơn loại hình xông hơi truyền thống. Với loại phòng xông này những chị em ở thành phố không lo mất nhiều thời gian để ra chợ hay siêu thị chọn lựa các loại lá và đun nước sôi mà chỉ cần lắp đặt 1 phòng xông hơi tại nhà hoặc đến spa, chị em chỉ cần bước vào phòng xông còn mọi việc đã được máy móc trợ giúp, giúp bạn tiết kiệm được thời gian cho bản thân và con.

Với các mẹ có thể trạng tốt chỉ nên xông 2 ngày/ 1 lần khi con tròn 1 tháng tuổi. Trường hợp khác, nên xông 3 ngày/1 lần và mỗi lần xông từ 20-30 phút.

Xem thêm :>> tinh dầu xông hơi mặt

Thực hiện cách xông hơi sau sinh chuẩn chỉ như: không được tắm ngay khi xông; Không ăn quá no hoặc quá đói hay dùng quạt và điều hòa khi xông.

Nhờ áp dụng cách xông hơi sau sinh với các loại lá cây này mà tình hình sức khỏe chị em được cải thiện rõ rệt. Hãy thực hiện đúng cách, an toàn, cẩn thân để có một sức khỏe tốt, thân hình đẹp chăm sóc em bé chu đáo và giữ gìn hạnh phúc gia đình các mẹ nhé.

 
Copyright © 2016 Massage Thải Độc